Nguồn gốc, ý nghĩa của Ngày Dân số Thế giới 11/7
Cách đây trên 30 năm, vào lúc 6 giờ 35 phút ngày 11.7.1987 (giờ Anh), cậu bé người Nam Tư Matej Gašpar là công dân thứ 5 tỷ của thế giới ra đời tại thành phố Zagreb (nay là thủ đô của Croatia), đánh dấu một mốc đáng chú ý trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, chết chóc để sinh tồn và phát triển của loại người. Đồng thời cũng là dấu mốc ghi nhận tốc độ gia tăng dân số quá nhanh và phát triển quy mô quá lớn của dân số thế giới. Để cảnh báo và thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, những người hoạch định chính sách của các nước, của cộng đồng quốc tế và toàn nhân loại về sự gia tăng quá mức của dân số và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến phát triển kinh tế - xã hội.
Trước hiểm họa của bùng nổ dân số, vào tháng 11 năm 1989, tại diễn đàn Dân số thế giới Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) với tầm nhìn chiến lược về dân số đã tổ chức Hội nghị Quốc tế về dân số ở thủ đô Hà Lan đã quyết định lấy ngày sinh của bé Matej Gašpar là ngày 11.7 làm "Ngày Dân số thế giới" để nhắc nhở các quốc gia và mỗi người sống trên trái đất về nguy cơ dân số tǎng quá nhanh, con người không đủ điều kiện sống với đầy đủ quyền chính đáng như: quyền học hành, có việc làm, đủ dinh dưỡng, nhà ở, bảo vệ sức khoẻ…
Trên cơ sở đó, mỗi quốc gia, mỗi người tự liên hệ với dân số của địa phương mình để có suy nghĩ và hành động đúng trong hành vi dân số mà tìm mọi biện pháp tích cực, góp phần giảm sự gia tăng dân số, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân trí và cải tạo môi trường sinh thái.
Hàng năm, nhân Ngày Dân số thế giới 11/7, Quỹ Dân số Liên hợp quốc lựa chọn một chủ đề cấp thiết mang tính toàn cầu để kêu gọi sự quan tâm chú ý của toàn nhân loại. Kỷ niệm Ngày Dân số thế giới năm nay chủ đề được chọn là "Thế giới 8 tỷ người: Để hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người cần khai thác cơ hội và đảm bảo quyền, lựa chọn cho tất cả mọi người".